Cách nhận biết gia cầm nhiễm bệnh cúm A/H5N1

Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan rất nhanh và tỷ lệ gây chết cao trong đàn gia cầm. Bệnh do vi rút cúm typ A gây nên. Vi rút gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, các loại chim và còn gây bệnh cho cả con người.

Thời gian ủ bệnh: Gia cầm nhiễm bệnh có thể phát bệnh từ 3 ngày đến vài tuần tùy vào số lượng virut, thể trạng của vật nuôi và loài bị nhiễm.

Sự lây truyền

Nội dung bài viết

Khi gia cầm nhiễm virut cúm, virut được nhân lên trong đường hô hấp và đường tiêu hóa. Sự lây truyền của bệnh được thực hiện theo 2 phương thức:

  • Lây truyền trực tiếp: Do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật bị bệnh thông qua các hạt khí dung được bài tiết từ đường hô hấp hoặc qua phân, thức ăn, nước uống bị nhiễm virut.
  • Lây gián tiếp: Qua các hạt khí dung trong không khí với khoảng cách gần hoặc những dụng cụ chăn nuôi, phân, thức ăn, nước uống, quần áo, giầy dép, phương tiện vận chuyển, lồng nhốt gia cầm mang mầm bệnh.

Biểu hiện của gia cầm nhiễm bệnh

Biểu hiện đầu tiên là biếng ăn, đứng tụm lại, thường đứng trong góc chuồng hay dưới tán cây, gia cầm xù lông, run rẩy, mệt mỏi nằm li bì. Gia cầm tiêu chảy, phân trắng, xanh

Bệnh nặng hơn gia cầm có hiện tượng khó thở, chảy nước mũi, nước mắt. Tiếp theo là mí mắt bị xưng, phù mặt, phù đầu, mào xưng, tím tái, xuất huyết. Gia cầm bị bệnh thịt thâm tím, quan sát thấy xuất huyết dưới da chân và chết đột ngột.

Biểu hiện bên trong của gia cầm nhiễm bệnh

Khí quản viêm xuất huyết, chứa nhều đờm, túi khí phù nề, phổi viêm, xuất huyết.

Xuất huyết đường ruột, đặc biệt vùng hậu môn. Lá lách lốm đốm vàng, rắn chắc hơn bình thường, tụy khô giòn, xuất huyết

Viêm xuất huyết buồng trứng, ống dẫn trứng, nhiều trường hợp trứng non dập vỡ, xoang bụng tích nước vàng lợn cợn

Kiểm soát bệnh

Để kiểm soát, khống chế dịch cúm gia cầm cần tác động vào cả 3 khâu sau:

  • Đối với nguồn bệnh: Tiêu hủy triệt để vật nuôi nhiễm bệnh, thực hiện tốt công tác tiêu độc, khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Tăng cường công tác giám sát phát hiện bệnh. Khi phát hiện gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy ngay.
  • Đối với yếu tố truyền lây: Thực hiện tốt công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm dịch nhập khẩu, không vận chuyển gia cầm từ các nước hoặc các khu vực có dịch vào địa phương. Thực hiện nuôi nhốt cách ly, hạn chế người lạ vào khu vực chăn nuôi. Không nuôi chung các gia cầm (gà, vịt, ngan, chim…) ở cùng một chuồng nuôi. Ngăn chặn sự tiếp xúc của chim trời với gia cầm nuôi. Thực hiện tốt công tác vệ sinh khử độc. Tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, biện pháp phòng dịch cúm gia cầm để người chăn nuôi và nhân dân tự giác thực hiện.
  • Đối với động vật cảm thụ: Thay đổi dần tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp. Quy hoạch khu vực chăn nuôi xa khu vực dân cư. Xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn, không gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt để tăng khả năng đề kháng tự nhiên cho gia cầm.

Như vậy để kiểm soát dịch cúm gia cầm cần tác động đồng bộ vào cả 3 khâu trên. Hiện nay việc tuân thủ việc tiêm vacxin cúm gia cầm đúng cách là phương pháp phòng bệnh hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay