Phòng chống đại dịch H5N1 cho gia cầm

Những năm trước đây, dịch cúm gà H5N1  đã xuất hiện trên đàn gia cầm của nước ta và lây lan nhanh chóng và đặc biệt nguy hiểm dịch cúm này có thể lây sang người.

Gần đây dịch cúm gà H5N1  đã xuất hiện tại Trung Quốc, để ngăn chặn dịch bệnh này lây lan sang nước ta bà con nông dân cần thực hiện các biện pháp sau đây:

          Trước khi dịch xảy ra

  1. Tiêm vacxin đầy đủ
  2. Tiêm vacxin cúm gia cầm lần 1 lúc gà được 10 ngày tuổi, hình thức tiêm dưới da cổ hoặc tiêm dưới bắp ức.
  3.  Tiêm vacxin cúm gia cầm lần 2 lúc gà được 40 ngày tuổi, hình thức tiêm dưới da cổ hoặc tiêm dưới bắp ức.

Trước khi tiêm vacxin vài ngày cần cho gà uống Vitamin C và Electrolytes để giảm stress, tăng sức đề kháng và tạo miễn dịch tốt sau khi tiêm chủng.

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho gia cầm, vào mùa lạnh phải giữ ấm, che bạt xung quanh chuồng và bịt các lỗ thủng để tránh gió lùa. Tẩy giun thường xuyên giúp cho gia cầm khỏe mạnh, kháng dược bệnh tật.
  • Dọn vệ sinh sạch sẽ trong chuồng và xung quanh, cọ rửa máng ăn, máng uống thường xuyên và sát trùng kỹ lưỡng. Phun khử trùng chuồng tại 2 tuần 1 lần. Sau khi bán gà phải dọn vệ sinh sạch sẽ, dùng vòi cao áp xịt rửa nền chuồng, phun khử trùng và để trống chuồng từ 15-20 ngày trước khi nuôi tiếp.
  • Có biện pháp ngăn ngừa, không cho gà tiếp xúc với thủy cầm, bồ câu, chim trời…

Phòng bệnh trong vùng dịch

Virut cúm gia cầm lây nhiễm qua 2 con đường tiêu hóa và hô hấp. Mầm bệnh có thể tồn tại trong không khí, thức ăn hay chất độn chuồng. Chúng sống được trong môi trường tự nhiên khá lâu, từ 2 tuần đến hơn 1 tháng. Nhưng may mắn là chúng dễ bị tiêu diệt bằng các loại thuốc sát trùng.

  • Khi thấy xung quanh xảy ra dịch bệnh thì cứ cách 2 ngày phải phun thuốc sát trùng  lần để ngăn ngừa sự xâm nhập và phát tán của mầm bệnh.
  • Hạn chế người lạ ra, vào trại
  • Sử dụng Vitamin C pha vào nước để tăng sức đề kháng cho gia cầm
  • Không nên vận chuyển, mua bán vật nuôi, thịt gia cầm và trứng gia cầm từ vùng có dịch mà không có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y.
  • Khi trại có gia cầm chết không nên vận chuyển ra khỏi trại mà phải báo ngay cho cư quan thú y địa phương. Không được giết mổ hoặc đem bán, không vứt ra đồng hoặc sông suối.
  • Bỏ gia cầm chết vào túi nylon buộc miệng túi thật kỹ, chôn xuống hố sâu, rắc vôi bột và lấp đất kín.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay