Quy trình xử lý đàn gia cầm mắc bệnh cúm A H5N1

xu ly gia cam nhiem benh H5N1

Trước tình hình dịch bệnh H5N1 đang diễn ra phức tạp như hiện nay thì việc phòng chống dịch là quan trọng. Bên cạnh đó khi phát hiện có gia cầm mắc bệnh dịch cần  xử lý ngay, tránh để phát tán bệnh từ ổ dịch ra các nơi khác.

Đối với gia cầm bị bệnh

Cần tiêu hủy ngay toàn bộ số gia cầm trong đàn bằng 2 cách:

Đốt: Đào hố, đốt dưới hố với củi, rơm rạ hoặc dầu, sau đó lấp đất lại. Đối với trang trại có số lượng gia cầm lớn cần tiêu hủy nên đốt bằng lò đốt chuyên dụng. Đốt ngay tại vị trí gia cầm mắc bệnh hoặc khu vực quy hoạch, không vận chuyển gia cầm ra nơi khác.

Chôn: Đào hố sâu, rộng tùy thuộc vào số lượng gia cầm, nếu số lượng lớn nên đào bằng máy để đảm bảo độ sâu và rộng. Đáy hố được lót bằng lớp Nilon chống thấm hoặc cho gia cầm vào các túi nilon, phun hoặc tưới các chất khử trùng. Rắc lớp vôi bột xuống đáy hố, mỗi lớp xác gia cầm lại rắc thêm 1 lớp vôi và phun thuốc khử trùng. Lấp đất xuống hố sao cho lớp đất trên cùng dày ít nhất 1 m, nén chặt và đắp thêm đất trên mặt hố.

  • Khu vực chôn lấp phải kiểm tra thường xuyên, khi phát hiện sụt lún hay bốc mùi hôi phải chôn thêm đất và phun thêm thuốc sát trùng.
  • Việc chôn, đốt phải đảm bảo không ô nhiễm môi trường, phải trang bị bảo hộ phòng lây nhiễm.

Đối với các trại chăn nuôi gần ổ dịch

  • Không được chăn thả tự do gia cầm, dựng tường rào hoặc lưới xung quanh khu vực chuồng nuôi để tránh các vật nuôi từ bên ngoài xâm nhập vào trại.
  • Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, phun khử trùng từ 1-3 lần/tuần. Công nhân chăn nuôi ra vào chuồng nuôi phải thực hiện thay quần áo và khử trùng chặt chẽ.
  • Thường xuyên vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, phun khử trùng định kỳ.
  • Hạn chế người ra, vào chuồng nuôi
  • Khi gia cầm đến tuổi bán nên bán 1 lần hết, tránh thương lái và xe vận chuyển ra vào nhiều lần chuồng nuôi gây nhiễm bệnh cho gia cầm.

Xử lý môi trường khi gia cầm mắc bệnh

– Đối với chuồng nuôi đã xảy ra dịch, phải dọn dẹp sạch sẽ bên trong và ngoài chuồng nuôi, phân gia cầm mắc bệnh phải được phun khử trùng và ủ tại trang trại, không nên vận chuyển ngay ra khỏi khu vực ổ dịch. Phun thuốc khử trùng và để chuồng trống, không nên tái đàn ngay.

– Phun khử trùng khu vực nghi ngờ có dịch, các nơi chăn thả gia cầm, các nơi gia cầm hoặc phương tiện vận chuyển gia cầm đi qua.

– Vận chuyển gia cầm không để rơi vãi chất thải trong quá trình vận chuyển.

– Nhân viên thú y và công nhân chăn nuôi cần trang bị phòng hộ như áo choàng, khẩu trang, mặt nạ, gang tay, mũ… tránh lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người.

– Sau khi vận chuyển gia cầm bị bệnh cần vệ sinh và phun khử trùng phương tiện vận chuyển bằng các loại thuốc sát khuẩn.

ve sinh chuong ga
Quy trình xử lý đàn gia cầm mắc bệnh cúm A H5N1 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay