Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp

bo cau phap
nuoi chim bo cau
Trại nuôi bồ câu pháp

Chim bồ câu Pháp được nhập về nước ta từ rất lâu và được nuôi nhân giống rộng dãi trong nước. Chim có thân hình to, nhiều thịt, trọng lường từ 0,5-0,6kg, bán đắt hơn chim bồ câu ta nên được nhiều người ưa chuộng.

Chuẩn bị chuồng nuôi chim bồ câu

Nội dung bài viết

Chuồng nuôi chim phải làm ở nơi ít ồn, có ánh sáng chiếu vào và nhiệt độ thích hợp. Tùy mức độ nuôi khác nhau mà làm chuồng nuôi diện tích khác nhau.

Lồng nuôi chim làm bằng lưới kẽm trắng, mỗi ô có diện tích 50cm x 50cm x 50cm, nuôi được 1 đôi chi sinh sản. Mỗi lồng nuôi chim nên đặt 2 ổ đẻ, 1 ổ để nuôi con, 1 ổ để chim mẹ tiếp tục đẻ trứng.

Máng ăn, máng uống đặt bên ngoài lồng, nên đặt ở những vị trí dễ nhìn, dễ cho thức ăn và phải thường xuyên vệ sinh sạc sẽ.

Chọn giống

Nên mua giống khi chim được 2 tháng tuổi, lúc đó chim giống đã biết ăn, uống thành thạo. Chọn những con chim khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không dị tật và bệnh tật

Chim giống mua về có thể ghép đôi ngay hoặc nuôi chung nhau đến khoảng 4-5 tháng thì ghép đôi cho chim sinh sản.

Khi ghép đôi cầm phân biệt đúng 2 con khác giới tính nuôi 1 lồng. Con trống thường to nhơn con mái, đầu thô, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. Con mái khối lượng bé hơn, đầu nhỏ, mỏ thon, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

Các loại thức ăn

      Chim bồ câu thường thích ăn các loại hạt thực vật như ngô, đỗ, thóc… yêu cầu của thức ăn phải khô, sạch, không mốc, hỏng, mối mọt.

Hiện nay, ngoài thị trường còn có các loại thức ăn hỗn hợp dành cho chim để bổ xung các khoáng chất và vitamin. Theo kinh nghiệm của những hộ dân đang nuôi chim, khi nuôi chim sinh sản nên chộn thêm cám gà đẻ vào khẩu phần ăn hàng ngày để tăng sức đẻ của chim.

Ngoài các loại thức ăn trên chim còn cần thêm 1 lượng sỏi nhỏ giúp cho quá trình tiêu hóa trong dạ dày, cần bổ xung thêm muối  và khoáng Premix. Những chất này không nên cho chim ăn trong 1 thời gian dài, thường bổ xung trong 1-2 ngày.

Vệ sinh phòng bệnh cho chim

*  Vệ sinh

Dưới mỗi lồng nuôi chim bồ câu có để 1 tấm đựng phân chim bằng nhựa, thường xuyên phải đổ phân và cọ rửa sạch sẽ. Vệ sinh máng ăn, máng uống định kỳ, không để thức ăn thừa quá lâu trong máng ăn.

*  Phòng bệnh

Chim bồ câu có sức đề kháng khá tốt, ít khi chim bị bệnh. Tuy nhiên vẫn phải sử dụng 1 số loại vacxin phòng bệnh cho chim như vacxin E.coli, vacxin Necastle…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay