Bệnh đậu gà
Nội dung bài viết
- Nguyên nhân: Thường xảy ra với chim dưới 3 tháng tuổi và do chuồng chim bẩn quá
- Triệu chứng: Trên mép mắt , chân nổi những hạt nhỏ và sau nó to dần như hạt đỗ. Sau khi mọng mủ trắng,vỡ ra nó chảy mủ màu vàng.
- Điều trị: Thực hiện chủng vắc xin đậu dưới cánh cho gà, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Bệnh thương hàn
- Nguyên nhân : xảy ra ở chim bồ câu các lứa tuổi nhưng thường gặp nặng nhất ở chim bồ câu dưới 1 tuổi. Bệnh do 1 loại vi khuẩn thuộc họ Enterbacteriacae gây ra.
- Triệu chứng : bồ câu mắc bệnh lười vận động, kém ăn, uống nhiều nước; sốt, đứng ủ rũ, thở gấp, tiêu chảy phân màu xanh hoặc xám vàng, lẫn máu. Khi mổ khám chim ốm sẽ thấy xuất hiện tụ huyết, xuất huyết và tổn thương các niêm mạc ruột.
- Điều trị :
- Phòng bệnh : Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sạch sẽ cho chim, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực nuôi chim và cách ly chim khỏe với chim ốm.
- Chữa bệnh : Dùng thuốc Chloramphenicol dùng liều 50mg/kg thể trọng, thuốc pha với nưóc theo tỷ lệ 1 thuốc + 10 nước -> cho chim uống trực tiếp liên tục trong 3-4 ngày. Kết hợp với bổ sung thêm vitamin B, C, K cho chim
Bệnh New-cát-xơn
- Nguyên nhân: Do vi rút gây ra
- Triệu chứng : Chim bệnh ủ rũ, tiêu chảy phân màu trắng, đột tử, chân khô, diều căng đầy hơi hoặc thức ăn không tiêu hóa. Tỷ lệ chết có thể lên đến 90%. Có con bị vặn cổ, mặt ngửa lên trên, đi xoay vòng theo phía cổ bị vặn; có khi đứng không vững, lăn quay ra nền chuồng. Những cá thể bị thần kinh này lâu chết, nhưng thải mầm bệnh ra môi trường rất nguy hiểm, cho nên cần tiêu hủy.
- Điều trị : Với bệnh này thì ngay từ lúc chim non dưới 1 tháng tuổi bà con phải nhỏ và tiêm vắc xin NCX đầy đủ cho chim. Trường hợp nếu chim chưa được tiêm phòng trước đó thì sau khi bị bệnh bà con nhỏ vắc xin trước và 7 ngày sau mới dùng vắc xin tiêm.
Bệnh cầu trùng
- Nguyên nhân: Thường xảy ra ở chim bồ câu dưới 4 tháng tuổi, do khuẩn cầu trùng gây ra kèm theo môi trường bị ô nhiễm nặng.
- Triệu chứng: Biểu hiện rõ rệt nhất chính là tiêu chảy, phân có dịch nhầy và có thể lẫn máu.
- Điều trị: Bệnh này thường mắc kèm cùng với bệnh đường ruột nên lúc điều trị cần kết hợp điều trị cả 2 bệnh này cùng 1 lúc.
Bệnh giun, sán ở bồ câu
- Nguyên nhân : Do giun đũa, giun tròn hoặc sán dây gây ra.
- Triệu chứng : Chim bị mắc giun,sán thường có biểu hiện ăn kém, xù lông, có thể bị tiêu chảy và chết vì bị loét niêm mạc hoặc tắc ruột.
- Điều trị :
- Phòng bệnh : Tiến hành tẩy giun định kỳ cho đàn chim 4-6 tháng /lần bằng thuốc Piperazin
- Trị bệnh : Tẩy giun bằng Piperazin adipinat (dùng liều 0,3g/kg thể trọng trộn với thức ăn cho chim, giun sẽ ra ngoài sau 3-5 giờ) hoặc Mebendazol (dùng liều 0,1g/kg thể trọng; chia 2 lần trộn với thức ăn cho chim, giun sẽ ra khỏi ruột 4-6 giờ sau khi tẩy).
Bệnh bồ câu mổ lông, rụng lông
- Nguyên nhân : do không nhận được đủ chất vi lượng, vitamin và khoáng chất từ chim bố mẹ trong thời kỳ mới nở, do mật độ nuôi chim quá dày, do chuồng chim bị thừa ánh sáng hoặc gần nơi quá ồn ào,…
- Triệu chứng : chim bồ câu tự mổ lông và rụng lông nhiều
- Điều trị:
- Pharotin-K, 10g/2,5 – 3 lít nước uống, liên tục 7 ngày.
- Phar-Calci B12, 10 – 20ml/lít nước uống, liên tục 7 ngày
- Thường xuyên bổ sung khoáng vi lượng Phar- M comix (1g/lít nước uống)
Bệnh nấm diều
- Nguyên nhân: Do dụng cụ đựng thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh hoặc do dùng kháng sinh dài ngày.
- Triệu chứng : Đầu tiên, bồ câu xuất hiện những lớp vảy da màu vàng nhạt ở trong mỏ, có thể bóc tách dễ dàng, không chảy máu. Sau đó, tạo những mụn loét ăn sâu xuống ngã tư hầu họng và diều. Chim bệnh ăn ít hơn, tăng trọng kém, gầy, tiêu chảy. Thỉnh thoảng nôn ra chất nhầy lẫn thức ăn, mùi hôi. Chim trưởng thành thường ít bị nặng như chim non.
- Điều trị :
- Phòng bệnh : Tiêu hủy phân và vệ sinh khử trùng chuồng trại sạch sẽ, kiểm tra lại nguồn thức ăn để loại bỏ những thức ăn có dấu hiệu ẩm mốc.
- Trị bệnh :
- Cho cả đàn chim uống Nấm phổi GVN, 10g/2,5 – 3 lít nước uống hoặc 10g/30kgP/ngày, liên tục 7 ngày để diệt nấm.
- Cho uống kết hợp với một trong các kháng sinh sau: Pharamox G, Pharmequin, Enroflox 5%, Orain-pharm… liên tục 5 ngày để diệt vi khuẩn bội nhiễm.
- Cho ăn/uống Phartigum B, 2g/10kgP/ngày hoặc 2g/lít nước uống để giảm đau, tăng lực.
Tham khảo máy ấp trứng của chúng tôi tại https://mayapcne.com/cua-hang/