- Chăm sóc gà con nhất là đối với hình thức nuôi gà ở trang trại cần tuân thủ theo kỹ thuật để có được năng xuất chất lượng tốt nhất
- Áp dụng nguyên tắc “Cùng vào- cùng ra”. Không nên nuôi gối đầu trong cùng một chuồng.
- Sau mỗi đợt nuôi phải dọn vệ sinh sạch phân và chất độn chuồng, rửa sạch máng ăn, máng uống, phun thuốc sát trùng và đóng kín chuồng, để trống chuồng ít nhất 4 tuần đối với trường hợp đàn gà bị bệnh dịch, chết trên 15% thì thời gian để trống chuồng phải kéo dài hơn và sát trùng 2 – 3 lần trước khi nuôi đợt mới.
Tập cho gà uống nước (ngày đầu tiên)
Nội dung bài viết
Gà mới nhập về không nên cho ăn ngay mà phải xem tình trạng gà như thế nào. Nếu gà nhập về là gà đã nở được một ngày thì cho uống nước có pha thêm VitaminC, Bcomlex để chống stress sau 4h thì cho ăn, nếu gà nhập về mới nở trong ngày thì chỉ cho uống nước, pha thêm vitaminC, Bcomlex, đường glucose để tăng cường sức đề kháng và chống strees cho gà con, sau 12h mới cho ăn.
CHÚ Ý: Có nhiều con gà mới nhập về không biết uống nước, chúng ta nên tách riêng những con đó và tập cho nó uống nước, sau vài lần tập gà con sẽ tự uống nước được.
Tập cho gà tập ăn – chăm sóc gà con
Gà nhập về sau khi cho nghỉ ngơi, lúc gà khỏe lại ta bắt đầu tập ăn cho gà. Bố trí khay ăn đều trong quây úm, rải thức ăn đều trong khay và trên giấy với số lượng vừa đủ ăn trong 5 đến 10 phút, sau khi gà ăn hết cho nghỉ khoảng 1h rồi tiếp tục cho ăn, làm như vậy trong suốt cả ngày để tất cả gà biết ăn và tập trung ăn. Máng uống phải được bố trí đều cả khu úm để gà có thể vừa ăn vừa uống nước được.
Quan sát và điều chỉnh chế độ nhiệt
Trong quá trình úm ta phải quan sát thường xuyên đàn gà có được cung cấp đủ nhiệt độ hay không, bởi nhiệt độ trong quá trình úm là yếu tố quan trọng hàng đầu. Các biện pháp kiểm tra nhiệt độ mà chúng ta có thể áp dụng là:
Quan sát bằng mắt:
- Trường hợp nhiệt độ trong quây úm thích hợp: gà nằm, đi lại đều trong quây úm và ăn uống bình thường.
- Trường hợp không đủ nhiệt độ: gà tụ lại thành từng đống chồng chất lên nhau dưới nguồn nhiệt. trường hợp này rất nguy hiểm bởi những con bị đè có thể sẽ chết, cần can thiệp bằng cách tản gà ra và cung cấp thêm nhiệt cho quây úm.
- Trường hợp nhiệt độ quá cao: toàn bộ đàn gà dạt ra xa nguồn nhiệt và há mồm thở, can thiệp bằng cách giảm bớt nguồn cung cấp nhiệt và cung cấp nước mát đầy đủ.
- Trường hợp gà dạt về một bên và chỗ kín: chứng tỏ gà bị gió lùa. Ta cần che chắn quây úm lại cho kín gió.
- Trường hợp nguồn nhiệt không hoạt động nhưng đàn gà vẫn nằm rải đều trong quây úm và há mồm thở chứng tỏ nhiệt độ môi trường quá cao, cần tìm cách hạ nhiệt độ.
- xem thêm : Kỹ thuật quây úm gà con
* Các điểm cần chú ý chăm sóc gà con trong những ngày úm tiếp theo
Quan sát đàn gà
Buổi sáng trước khi cho gà ăn uống cần quan sát tình trạng sức khỏe của đàn gà, xem thử đàn gà có khỏe mạnh hay không? Gà có nhanh nhẹn không hay ủ rũ, chậm chạp, màu phân có bình thường hay không? Có phân xanh, phân trắng hay tiêu chảy không… để xử lý kịp thời.
Quan sát máng ăn máng uống
Nếu buổi sáng có các máng uống hết nước, máng khô và đổ lung tung chứng tỏ gà không đủ nước uống ban đêm, cần bổ sung thêm máng uống và lượng nước uống.
- Trước khi cho gà ăn cần thu gom cám bẩn còn lại và lau sạch máng trước khi cho ăn cám mới, cần bổ sung đủ khay, máng để tất cả gà có thể ăn cùng một lúc. Chỉ đổ cám vừa đủ ăn không đổ quá nhiều, thời gian giữa các lần cho ăn từ 60 – 70 phút.
- Thời gian úm: 3 – 4 tuần tùy thuộc vào thời tiết và sức khỏe đàn gà
- Lượng nước một lần cho uống không nên kéo dài quá 3h, đặc biệt là nước có pha những chất có đường vì sẽ sảy ra tình trạng lên men gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gà con. Nước uống cho uống tự do theo nhu cầu của gà, không nên để máng hết nước.
- Không nên đặt máng ăn và máng uống dưới nguồn nhiệt.
Cảm ơn bà con đã theo dõi. Chúc bà con chăn nuôi thành công. Sản phẩm Máy ấp trứng của chúng tôi : https://mayapcne.com/cua-hang/