Xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ biogas

xu ly chat thai chan nuoi

          Ngành chăn nuôi gia cầm hiện nay ngày càng phát triển, đang đưa vào môi trường các chất ô nhiễm khá phức tạp như: phân, nước tiểu, chất kháng sinh, hoocmon, hóa chất, các loại vi sinh vật, hàm lượng nitrat trong nước khá cao… các chất thải này gây ô nhiễm khá lớn cho môi trường, nếu không xử lý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước và không khí tại khu vực đó. Sau đây là các phương pháp xử lý chất thải và nước thải gia cầm thông thường

Phương pháp cơ học trong xử lý chất thải chăn nuôi

Nội dung bài viết

Xử lý cơ học trong chăn nuôi mục đích là tách chất thải rắn và phân ra khỏi hỗn hợp nước thải bằng cách thu gom và lắng cặn. Có thể dùng song chắn rác và bể lắng để loại bỏ cặn lắng, tạo điều kiện xử lý và giảm khối thể tích công trình phía sau

Sau khi tách chất thải rắn, thực hiện ủ phân sinh học hay còn gọi là phân hữu cơ

Tiến hành ủ yếm khí tức là đậy kín trong môi trường không có không khí, để chất thải tự phân hủy các chất có tính axit. Thời gian ủ khoảng 6 tháng đến 1 năm. Có thể trộn thêm sinh khối như EM để cho quá trình phân hủy diễn ra triệt để hơn

Chất thải sau khi ủ là nguồn cung cấp hữu cơ lớn cho cây trồng

Dùng đệm lót sinh học giúp xử lý chất thải chăn nuôi dễ dàng hơn

Đệm lót sinh học tạo môi trường chăn nuôi, sinh hoạt trong sạch, không ô nhiễm. Khử mùi hôi thối, khử khí đọc trong chăn nuôi. Phương pháp này có thể sử dụng trên đàn gà, vịt, chim cút…

Phòng tránh tốt các loại bệnh tật trên gia cầm như các bệnh đường ruột, hen, thối bàn chân.

Cách sử dụng: Dưới nền chuồng nuôi gà trải 1 lớp chấu dầy 7-10 cm sau đó phun chế phẩm sinh học Palasa-N01 lên trên sau đó chộn đều với chấu

Phương pháp sinh hóa học – Bể Biogas

Bể biogas có thể sử dụng hiệu quả trong việc chăn nuôi vịt. Trong chuồng nuôi vịt thịt người ta không sử dụng trấu để lót mà đóng thành sàn cho vịt lên ăn và nghỉ ngơi. Bên dưới là bể tắm cho vịt. Phương pháp này giúp hạn chế bệnh tật, người chăn nuôi dễ dàng vệ sinh hàng ngày, nước thải được đưa xuống bể biogas tránh ô nhiễm môi trường.

Bể biogas là phương pháp kỵ khí khá đơn giản với ưu điểm là sản xuất ra một lượng khí sinh học lớn thay thế được một phần các nguồn năng lượng khác.

Hệ thống phân hủy Biogas được chia làm 4 phần:

  • Hệ thống phân hủy chính: Là nơi diễn ra sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ chứa trong phân và nước tiểu. Bể phân hủy có dung tích lớn, nhỏ tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi của mỗi hộ gia đình. Thường từ 10m3 đến 30m3
  • Hệ thống điều áp: có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm áp lực khí cần thiết trong hệ thống phân hủy chính, đồng thời bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống.
  • Hệ thống dẫn khí: Được cấu tạo bởi những ống nhựa PVC chuyên dụng. Có chức năng chuyên đổi khí đốt sinh học từ hệ thống phân hủy chính đến các thiết bị sinh học: Bếp đun, các thiết bị chiếu sáng, thiết bị sưởi
xu ly chat thai chan nuoi
Xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ biogas 3

Quá trình phân hủy kỵ khí là chuỗi các phản  ứng hóa học liên tiếp có sự tham gia của vi sinh vật, một số vi khuẩn sinh Mê tan. Các vi khuẩn chỉ sinh trưởng được trong môi trường thiếu không khí, chúng rất nhạy cảm với oxy vì vậy bể nhất thiết phải kín, oxy không thể lọt vào.

Sử dụng khí biogas làm chất đốt trong sinh hoạt và trong sản xuất

Hiện nay có rất nhiều hộ chăn nuôi hoặc các trang trại sử dụng bể biogas để lấy chất đốt dùng trong sinh hoạt và sản xuât như:

  • Dùng trong bếp nấu ăn gia đình
  • Dùng trong hệ thống sưởi
  • Dùng trong hệ thống chiếu sáng bằng đèn gas
  • Dùng trong các hoạt động sản xuất khác như : nấu cám, nấu rượu v..v….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay