Sử dụng vacxin trong chăn nuôi gia cầm bà con nên biết

sử dụng vacxin trong chăn nuôi

Tại sao phải sử dụng vacxin trong chăn nuôi gia cầm?

Nội dung bài viết

Trong thời gian gần đây, ngành chăn nuôi ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn số lượng. Thêm vào đó, môi trường ngày càng diễn biến phức tạp (ô nhiễm môi trường; thời tiết nóng, lạnh, mưa, nắng thất thường) kéo theo dịch bệnh ngày càng nhiều, diễn ra trên diện rộng, gây ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp cũng như kinh tế của các hộ chăn nuôi. 

Để chủ động phòng tránh dịch bệnh cho đàn gia cầm thì sử dụng vacxin là 1 phương pháp hiệu quả và ít tốn kém cho người chăn nuôi. 

Việc tiêm phòng vacxin đầy đủ sẽ tạo miễn dịch chủ động, tối ưu, hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh xảy ra trên đàn gia cầm. Tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển ổn định, ngăn ngừ sự lây nhiễm từ đàn gia cầm sang người.

Việc sử dụng vacxin sẽ bảo vệ đàn gia cầm, giúp cho đàn gia cầm duy trì mức kháng thể thường xuyên để phòng bệnh, nhằm giảm tối đa sự thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi cũng như ngân sách của Nhà nước do dịch bệnh gây ra.

Vacxin là gì? Có những dạng vacxin nào?

Vacxin là một chế phẩm sinh học chứa các mầm bệnh bị làm yếu (không còn khả năng gây bệnh) hoặc bị giết chết đi. Sau khi tiêm vacxin vào cơ thể vật nuôi, chế phẩm này mới kích thích cơ thể sinh ra kháng thể  đặc biệt để chống lại mầm bệnh. 

Trong vacxin bao gồm 2 thành phần:

  • Kháng nguyên: gồm 1 hay 1 số mầm bệnh bị giết chết hoặc bị làm yếu đi.
  • Chất bổ trợ: gồm hóa chất để giết chết mầm bệnh và hóa chất để giữ kháng nguyên ổn định hoặc tồn tại lâu trong cơ thể, làm tăng hiệu lực và thời gian miễn dịch.

Có nhiều dạng vacxin nhưng hiện tại có 2 loại được sử dụng nhiều nhất trong chăn nuôi đó là:

Vacxin nhược độc

Là loại vacxin được chế từ vi khuẩn hoặc virut đã được làm yếu đi đến mức không thể gây nguy hiểm cho cơ thể nhưng vẫn đáp ứng miễn dịch tốt. Hoặc từ những vi sinh vật vốn có tính gây bệnh thấp đối với gia cầm được chọn lọc từ tự nhiên.

Vacxin vô hoạt

Là loại vacxin được chế từ vi khuẩn hoặc virut đã bị giết chết. Đây là loại vacxin an toàn, dễ sử dụng nhưng hiệu lực và thời gian sử dụng ngắn.

Một số lưu ý khi sử dụng vacxin

Lưu ý khi vận chuyển

Cần giữ vacxin trong điều kiện râm mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu vận chuyển xa nên có thùng xốp hoặc phích đá để bảo quản, nếu vận chuyển gần thì bảo quản bằng túi nilon tối màu và giữ đá lạnh.

Lưu ý khi bảo quản

  • Vacxin phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. < 0oC đối với vacxin nhược độc và từ 2-8 0C với vacxin vô hoạt.
  • Nên sử dụng tủ riêng để bảo quản vacxin, vệ sinh sát trùng định kỳ tủ nhằm đảm bảo vô trùng.

Sử dụng vacxin trong chăn nuôi đúng cách

Khi sử dụng vacxin cần thực hiện đúng nguyên tắc sau

Đối tượng cần phòng bệnh

  • Thực hiện phòng bệnhh hàng năm đối với các vùng có ổ dịch cũ, vùng có nhiều bệnh truyền nhiễm theo mùa. Những nơi chưa có dịch thì chỉ nên dùng vacxin vô hoạt.
  • Nên thực hiện vacxin phòng bệnh cho gia cầm từ 15-20 ngày trước khi vận chuyển đi hoặc từ 20-30 ngày đối với gia cầm chuyển tự nơi khác đến.

Hiệu lực của vacxin

  • Vacxin nào thì chỉ phòng được bệnh đó, không dùng để phòng nhiều loại bệnh khác nhau.
  • Tình trạng sức khỏe của gia cầm, điều kiện ngoại cảnh sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của vacxin. Chỉ sử dụng vacxin khi gia cầm khỏe mạnh.

Thời gian có tác dụng của vacxin

Tùy loại vacxin, thời gian cơ thể tạo ra kháng thể  để miễn dịch sau khi dùng vacxin là khác nhau, trong thời gian đầu, gia cầm chưa có hệ miễn dịch đầy đủ vẫn có thể nhiễm bệnh và phát bệnh.

Thao tác khi sử dụng vacxin

  • Khử trùng các dụng cụ để pha, đựng vacxin bằng các hấp hoặc luộc, sau đó rửa sạch lại bằng nước đun sôi để nguội, không dùng các loại nước sát trùng để rửa.
  • Sát trùng tay người thực hiện vào vacxin và vùng da gia cầm được tiêm vacxin.
  • Trong lúc tiêm cần tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
  • Khi dùng vacxin cần đảm bảo đúng đường đưa thuốc như tiêm bắp, tiêm dưới da hay hòa nước uống, nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ miệng…

Xử lý vacxin thừa

  • Cần sử dụng đúng liều lượng vacxin theo chỉ định của nhà sản xuất.
  • Sau khi sử dụng vacxin nhược độc cho gia cầm, tất cả các vacxin thừa cần được tập trung lại và tiêu hủy (dùng nhiệt hoặc hóa chất); các dụng cụ tiêm hoặc nhỏ vacxin cần phải rửa sạch và sát trùng ngay.

Một số  bệnh ở gia cầm phải sử dụng vacxin để phòng và chữa bệnh

Tiêm phòng vacxin để phòng bệnh  Newcatle, bệnh Gumboro, Cúm, Dịch tả, Viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh Cầu trùng, Tụ huyết trùng, bệnh Đậu gà…

Sau khi dùng vacxin, gia cầm có thể bị phản ứng do các chất phụ trợ trong vacxin, cơ thể đang ủ bệnh. Phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm là sưng, nóng nhưng sau 1 thời gian phản ứng này sẽ mất. Nếu nặng hơn như mưng mủ thì cần phải sử dụng thuốc kháng sinh.

Việc sử dụng vacxin trong chăn nuôi gia cầm là rất cần thiết, tuy nhiên liều lượng, quy trình cần phải được quản lý 1 cách chặt chẽ để tránh làm lây bệnh chéo, để không tạo ra biến chủng phức tạp cho việc phòng chống bệnh sau này, bà con không nên tự ý sử dụng vacxin cho đàn gia cầm của mình nếu không có sự hướng dẫn của các cán bộ thú y.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay