Phòng ngừa và điều trị các bệnh thường gặp ở ngỗng

bệnh ở ngỗng

 Bệnh tụ huyết trùng

Nguyên nhân: do vi trùng Pasteurella Multocida gây ra. Các tác nhân bên ngoài như thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại và khu vực chăn nuôi kém vệ sinh, tác động của vận chuyển xa… Làm cho gia cầm giảm sức đề kháng và dễ bị vi trùng xâm nhập.

Triệu chứng: mồng tím tái, cù rù, đi đứng chậm chạp khó khăn. Phân loãng trắng hoặc xanh, có thể có máu tươi, khó thở, chảy nước mũi, cấp tính gây chết đột ngột. Á cấp tính gà mắt sưng viêm kết mạc, mũi sưng, viêm khớp.

Bệnh tích : Thịt tím sẫm, phủ tạng xuất huyết.

Phòng bệnh: Giữ vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh, khi thời tiết thay đổi bất thường nên cho uống vitamin C và thuốc chống stress.

Định kỳ cho uống kháng sinh đúng cũng là phương pháp tốt để phòng bệnh.

Điều trị: Tiêm bắp bằng Streptomicin 100-150mg/1kg khối lượng liên tục trong 3-5 ngày. Tetraxilin uống liều 80 – 100 mg/kg trọng lượng liên tục 3-5 ngày. Dùng sunfametazin trộn với thức ăn 0,5% hoặc hoà với nước uống 0,1%

Bệnh cúc khuẩn

 Nguyên nhân: Chuồng trại bị nấm mốc hay thức ăn để lâu bị nấm mốc, những tế bào nấm sâm nhập vào phổi ngỗng gây chết 50-100%.

Triệu chứng: Mắt, mũi và tai ngỗng bị sưng, đỏ, viêm.

Phòng bệnh: Giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh để chuồng ẩm ướt và những nơi nấm mốc có thể cư trú. Cho ăn thức ăn sạch, không nấm mốc và thường xuyên vệ sinh khay ăn, máng uống nước.

Điều trị:

Bệnh không tiêu 

Nguyên nhân: Ngỗng con mới ấp ra có hệ tiêu hóa kém, chưa thích nghi được với thức ăn dẫn đến bệnh không tiêu.

Triệu chứng: Ngỗng mệt mỏi, kém ăn, mắt lờ đờ, lông xù và tiêu chảy kéo dài. Phân ngỗng có màu vàng, xanh hoặc nâu, mùi hôi khó chịu kèm theo những cục thức ăn không tiêu.

Phòng bệnh: Cho ngỗng ăn thức ăn sạch, dễ tiêu như gạo nứt, đồng thời cho uống đầy đủ nước. Có thể cho ngỗng uống nước tỏi, gừng hay hành lá, bổ sung Biovit vào thức ăn cho ngỗng con.

Bệnh cắn lông, rỉa lông

Nguyên nhân :

–  Chuồng nuôi chật chội, nhiệt độ trong chuồng quá nóng, ánh sáng mạnh khiến ngỗng stress.

–  Trong khẩu phần ăn có thể thiếu 1 số chất như vitamin, chất khoáng và các nguyên tố vi lượng.

–  Trong chuồng nuôi ngỗng có các con khác nhau về kích cỡ, khác giống hay có ngoại hình khác.

– Trong đàn có những con ngỗng bị thương cũng làm kích thích sự cắn mổ.

Phòng bệnh:

  • Giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng trong chuồng nuôi để phù hợp với ngỗng.
  • Hết thời kỳ úm ngỗng 1-7 ngày, thả ngỗng ra vườn hay sân chơi, bổ sung rau xanh vào khẩu phần ăn khiến ngỗng tập chung rỉa rau mà không rỉa lông nhau nữa.
  • Quan sát những con ngỗng bị mổ, bị thương và chảy máu, tách chúng ra khỏi đàn ngỗng, điều trị cho khỏi trước khi thả lại đàn.

Trị bệnh:

  • Cho uống nước pha muối loãng
  • Bổ xung canxi và vitamin A và dầu cá
  • Cho ăn thêm sunfat canxi

Bệnh dịch tả vịt lây sang ngỗng

Nguyên nhân: Bệnh do virut gây ra, nguyên nhân là nuôi ngỗng gần cuồng nuôi vịt.

Triệu trứng: Ngỗng mệt mỏi, kém ăn, đau mắt đỏ và sưng đầu.

Bệnh tích: Ngỗng bị xuất huyết lấm chấm khắp cơ thể, xuất huyết ở thực quản, ruột, thận, tuyến tụy, và hậu môn.

Phòng bệnh: Cách ly đàn ngỗng khỏi đàn vịt bị bệnh. Định kỳ phun khử trùng trong và ngoài chuồng ngỗng. Khi thấy bệnh dịch tả trên vịt cần tiêm ngay vacxin phòng bệnh dịch tả cho ngỗng.

Điều trị:

  • Khi bệnh xảy ra cần tiêm ngay vacxin dịch tả cho đàn ngỗng, con bị bệnh nặng sẽ chết, con bị nhẹ sẽ dần hồi phục. Những con ngỗng chết cần được chôn sâu dướ lòng đất, rắc vôi bột và phun khử trùng hố chôn.
  • Bổ xung các chất B-complex, Vitamin C, vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, chất điện giải… để nâng cao sức đề kháng cho đàn ngỗng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay