Nhũng nguyên nhân mà chúng tôi đê cập dưới đây thường là nhứng bệnh mà gà hay mắc phải, tuy nhiên bệnh không làm gà chết ngay hay lây lan mà chỉ gây còi cọc, chậm lớn, năng suất thấp. Những bệnh mày thường không có vacxin phòng chữa mà đều phải dựa vào kỹ thuật chăm sóc của người nuôi. Dưới đây chúng tôi xin trình bày 4 nguyên nhân chính khiến gà chậm lớn. Mời bà con tham khảo:
1. Gà bị bệnh khô chân
Nội dung bài viết
Biểu hiện
Gà có biểu hiện chân khô, teo nhỏ, gà ủ rũ, kém ăn, sụt kí dần dẫn đến gầy gò da bọc xương, không ăn uống và chết
Nguyên Nhân
- Các bệnh đường tiêu hóa
- Do vi Khuẩn
- Do bệnh đường hô hấp
Cách chữa bệnh
- Ngay khi thấy những biểu hiện trên cần chữa ngay, nếu để lâu gà sẽ yếu dần và không chữa được dẫn đến chết và có thể lây bệnh sang con khác trong đàn (tỉ lệ không cao)
- Cho uống ngay điện giải gluco-KC + super ADE + Multivit hòa nước theo tỉ lệ trên bao bì. Cho uống liên tục 10-15 ngày
- Giữ ấm cho đàn
- Trộn một trong số những loại thuốc sau vào thức ăn hoặc nước uống : AMPICOLI, NEOCOLIX, FLOX 30 cho ăn liên tục 5-7 Ngày
- Trộn men tiêu hóa cho ăn từ 7-10 ngày
Cách phòng bệnh :
Giữ ấm cho gà, nhiệt độ quây úm cho gà con mới nở từ 32-33 độ C
Cho ăn uống điện giải, men tiêu hóa trộn vào nước, cho uống từ 10-15 ngày/ đợt. Mỗi tháng cho uống 1 đợt
2. Gà bị nhiễm giun sán
Biểu hiện
Gà vẫn ăn uống bình thường nhưng còi cọc, chậm lớn, mổ khám thấy có giun sán trong ruột
Nguyên nhân
Thường gặp ở gà chăn thả, thả đồi, trong quá trình ăn uống bị nhiễm sán từ nguồn thức ăn trong tự nhiên. Do nguồn thức ăn không được sạch sẽ, có chứa trứng giun sán
Cách chữa
Dùng thuốc đặc trị tẩy giun cho gà : Levanision hoặc Piperazin Cân khối lượng của gà để cho ăn theo hướng dẫn trên bao bì. Cho nhịn đói sau đó cho ăn
Chú ý phải dùng đúng liều chỉ định, thừa hoặc thiếu liều chỉ định sẽ không mang lại hiệu quả tẩy giun
Cho ăn xong 10 ngày liên tục
Cách phòng bệnh
Cho ăn hỗn hợp thức ăn và thuốc tẩy giun trên theo chu kỳ 10 ngày/lần để phòng bệnh cho gà
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi. Có kế hoạch khử trùng sát trùng định kì
Sử dụng con giống, dụng cụ, thực phẩm chăn nuôi rõ nguồn gốc xuất xứ.
3. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
Gà là một loại gia cầm có đặc điểm nhạy cảm với tác động môi trường, thời tiết. Với thân nhiệt cao, tiêu hóa thức ăn nhanh cho nên chế độ dinh dưỡng của chúng cũng cần đặc biệt quan tâm.
Gà là một loại gia cầm có đặc điểm nhạy cảm với tác động môi trường, thời tiết. Với thân nhiệt cao, tiêu hóa thức ăn nhanh cho nên chế độ dinh dưỡng của chúng cũng cần đặc biệt quan tâm. Việc lựa chọn và thực hiện chế độ dinh dưỡng cho gà khá phức tạp đòi hỏi các bác phải bỏ nhiều thời gian tìm hiểu và xem xét. Vì sẽ có những chế độ dinh dưỡng riêng cho gà hướng thịt, gà đẻ trứng, gà chọi, gà cảnh, … các bác tìm thêm thông tin trên các trang chăn nuôi sẽ được chi tiết hơn
4. Chuồng trại không đạt yêu cầu
Chuồng trại không đạt là nguyên nhân chính
Quá chật
Cần tính toán kĩ kích thước chuồng gà hợp lý, phù hợp với số lượng gà dự định chăn nuôi. Nếu quá chật sẽ khiến gà dẫm đạp lên nhau, bí hơi, bí ánh sáng và khó chăm sóc.
Không được thay trấu định kỳ
Quan tâm đến chất độn chuồng sẽ giúp tiêu mùi hôi thối, tạo môi trường chăn nuôi tốt, giảm khả năng mắc bệnh về mùa lạnh cho gà. Tuy nhiên, nếu độn chuồng bằng trấu hoặc một số loại tương tự, nếu không được thay định kỉ sẽ ủ nhiều mầm bệnh, ẩm mốc, vi khuẩn và gây nhiều mối nguy hại cho chăn nuôi.
Vệ sinh không sạch sẽ
Khu vực chăn nuôi cần được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ định kỳ. Chuồng gà không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân chính khiến gà mắc các bệnh lây nhiễm, virus dẫn đến kém ăn, chậm lớn, tiêu hao số lượng.
Bị gió lùa, quá lạnh hoặc quá nóng
Điều kiện thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả chăn nuôi. Xây chuồng gà cần đảm bảo diện tích thoáng mát, cao ráo, mái nhà ít hấp hơi để tránh nóng. Hoặc cần che chắn tránh gió lùa hay khí hậu mùa lạnh.
Chia sẻ của Máy ấp trứng CNE hi vọng sẽ giúp ích được nhiều cho bà con . Để tham khảo các sản phẩm uy tín của chúng tôi, mời bà con ấn vào trang Sản Phẩm