Kỹ thuật ấp trứng bằng máy
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy ấp trứng từ đắt đến rẻ, từ máy mini tự chế đến các loại máy ấp cao cấp. Điều người sử dụng dễ lầm tưởng nhất đó là dùng máy ấp trứng chỉ cần bỏ trứng vào và chờ đến ngày trứng nở. Trên thực tế nếu muốn ấp được những mẻ trứng nở nhiều và gà con khỏe mạnh thì chúng ta phải có một số kỹ năng và kỹ thuật cần thiết
Kỹ thuật đo nhiệt độ thực tế trong máy ấp
Nội dung bài viết
Tại sao phải đo nhiệt độ
Những gì hiển thị trên màn hình không phải lúc nào cũng chính xác. Đặc biệt là nhiệt độ.
Ngoài ra mặc dù có rất nhiều loại máy ấp đã được đo và căn chỉnh nhiệt độ sẵn rồi, nhưng trong quá trình sử dụng, do các yếu tố bên ngoài tác động vào như nhiệt độ môi trường, hoặc do yếu tố bên trong như : tuổi thọ của linh kiện và phụ kiện… làm cho nhiệt độ bị sai lệch
Quy trình đo nhiệt độ đơn giản chính xác:
Chú ý: tuân thủ theo đúng quy trình. Để chắc chắn rằng kết quả đo có thể tin tương được, nên dùng 2 nhiệt kế, hoặc đo liên tiếp trong 2 lần xem kết quả đo có giống nhau hay không.
Đo nhiệt độ ở tất cả các vị trí đặc biệt trong thùng như : ở giữa, bên trái, phải, bên trong, ngoài, tầng trên, tầng dưới… Nếu nhiệt độ ở các vị trí không đều với nhau, cần bố trí lại hệ thống tạo nhiệt, quạt gió…
Sau khi đo nhiệt độ, ở những loại máy ấp có hiệu chỉnh sai số thì bà con hiệu chỉnh như hướng dẫn của nhà sản xuất. Những loại máy không có chức năng này thì bà con cài đặt tăng hoặc giảm nhiệt độ sao cho nhiệt độ đo được theo ý muốn. Hiệu chỉnh bằng cách này cũng tương tự nhưng chúng ta chỉnh kim của cân đồng hồ vậy….
Kỹ thuật soi trứng
Soi trứng để loại bỏ những trứng không đạt yêu cầu như:
- Trứng có buồng khí lớn – trứng để lâu. Buồng khí di động hoặc quá lệch => loại
- Trứng có lòng đỏ màu quá đậm => trứng đã để lâu. Lòng đỏ di động quá xa tâm => lòng trắng đã loãng
- Trứng có lòng đỏ méo đi => trứng có phôi đã phát triển sớm
- Trứng bên trong có màu không đồng đếu, vẩn đục => lòng đỏ và lòng trắng bị trộn lẫn với nhau
- Trứng bên trong có màu đen => bắt đầu thối…
Tại sao phải loại những trứng không đạt yêu cầu: Những quả trứng bị thối sẽ sinh ra khí độc, làm chết phôi ở những quả trứng xung quanh nó. Hơn nữa loại những trứng không đạt yêu cầu giúp tiết kiệm không gian và điện năng tiêu thụ.
Thực hiện chế độ nở khi trứng cách ngày nở 3 ngày
Trứng gần nở cần độ ẩm cao hơn, giảm bớt nhiệt độ, và cần nhiều oxi để thở. Vì vậy ta cần thực hiện:
- Giảm nhiệt độ so với nhiệt độ ấp giảm 0.7 độ C. VD trứng gà ấp ở 37.7 thì chế độ nở là 37.0
- Tăng độ ẩm lên 70% bằng cách Phun sương hoặc để thêm nhiều khay nước trong thùng
- Mở lỗ thông khí cung cấp oxi. Nếu ấp trứng ở những máy lớn, ta cần có quạt hút để thải khí trong máy ra ngoài
Dựa vào kinh nghiệm thực tế
Không phải cứ là trứng gà thì trứng của nhà nào cũng như nhau. Trứng gà vỏ mỏng cần nhiệt độ thấp hơn trứng vở dầy khoảng 0.2 độ. Trứng to cần nhiều nhiệt hơn trứng nhỏ khoảng 0.2 độ
Mùa hè thì nên giảm nhiệt độ đi khoảng 0.2-0.3 độ do ảnh hưởng của thời tiết
Lứa trước ấp nở sớm trước ngày 20 thì lứa sau giảm nhiệt đi 0.2 độ. Nếu lứa trước nở muộn từ ngày 21 thì cầm tăng nhiệt lên 0.3 độ
Mùa khô, độ ẩm thấp thì cho thêm 1 bát nước nữa vào thùng để tạo ẩm. Thấy gà mổ mỏ nhưng mãi không ra thì cần xịt xương (ít thôi)
Về mùa mưa, độ ẩm cao thì chỉ cần cho bát nước khoảng 10-15 cm là được. Nếu thấy gà không nở được mà nhiều dịch nhầy thì do thừa độ ẩm => giảm diện tích bát nước lại
Mùa nóng nhiệt độ cao điểm khoảng 38-39 độ C thì tốt nhất không nên ấp trứng