Ngỗng cỏ là giống ngỗng dễ nuôi nhất trong các loại ngỗng do dễ cho ăn và không yêu cầu kỹ thuật cao. Trọng lượng cơ thể nhỏ hơn 1 chút so với các giống ngỗng nhập ngoại nhưng lượng thức ăn tiêu tốn ít hơn, chúng chịu khó đi kiếm ăn và phàm ăn. Ngoài ra chúng chịu kham khổ tốt và có khả năng kháng bệnh cao hơn các loại ngỗng ngoại.
Chuẩn bị chuồng nuôi ngỗng
Nội dung bài viết
Có thể xây chuồng nuôi bằng gạch và xi măng hoặc tận dụng gỗ, tre, nứa làm chuồng nuôi ngỗng, Quây lưới B40 xung quanh, quây bạt kín để tránh gió lùa vào mùa đông.
Giai đoạn ngỗng con cần úm ngỗng trong chuồng kín gió, hoặc quây bằng cót. Trước khi bắt ngỗng về phải lắp xong hệ thống sưởi ấm và máng ăn, máng uống. Sử dụng đèn sưởi bằng điện hoặc bếp than để cung cấp nhiệt, nếu sử dụng bếp than chồng phải thông thoáng để khí CO2 thoát ra ngoài tránh gây ngạt khí.
Máng ăn, uống phải vệ sinh sạch sẽ và phun khử trùng trước khi sử dụng.
Chất độn chuồng: Dùng trấu hoặc mùn cưa khô có chộn thêm vi sinh để dải xuống nền cho ngỗng.
Thức ăn của ngỗng
Thức ăn xanh và củ quả
Ngỗng có khả năng tiêu hóa thức ăn xanh khá tốt, lượng thức ăn xanh chiếm tới 30-40% thức ăn hàng ngày. Các loại thức ăn xanh ngỗng có thể ăn như rau, bèo cỏ, các loại củ quả như khoai lang, sắn hay bí đỏ.
Ngỗng con có thể ăn rau xanh băm nhỏ chộn với cám, ngỗng lớn hơn thả ra ngoài đồng cho ăn cỏ hoặc kiếm tìm những hạt thóc còn sót lại sau vụ mùa.
Thức ăn hạt
Có thể cho ngỗng ăn thức ăn hạt trong các thời kỳ phát triển của ngỗng.
- Giai đoạn ngỗng con nghiền ngô, thóc nhỏ ra cho ngỗng dễ ăn, có thể ăn thêm cám gạo.
- Giai đoạn ngỗng choai: Giai đoạn này chúng cần tăng lượng thức ăn lên và thức ăn đa dạng hơn, vì vậy cho ngỗng ăn các chất chứa nhiều protein. Các loại thức ăn hạt giai đoạn này là ngô, thóc, đậu tương, lạc hay cám gạo.
- Giai đoạn vỗ béo: Cần tăng lượng protein và giảm lượng rau xanh. Thức ăn chủ yếu là ngô, thóc hay cám gạo, những ngày cuối trước khi bán cho ngỗng ăn đậu tương luộc chín khoảng 10% ngỗng sẽ tăng cân nhanh. Nhốt chũng vào ngăn chuồng nhỏ, hạn chế vận động để ngỗng nhanh tăng trọng.
Thức ăn bổ sung
Ngỗng được nuôi nhốt thường thiếu hụt khoáng và vitamin nên bổ sung bằng cách cho ngỗng ăn thêm bột vỏ sò và vỏ trứng.
Có thể cho ngỗng ăn thêm cám công nghiệp trong giai đoạn vỗ béo sẽ tăng trọng rất hiệu quả.
Các loại bệnh thường gặp
Để phòng bệnh cho ngỗng phải thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng nuôi và xung quanh, không nên nuôi chung ngỗng với vịt ngan hay gà.
Ngỗng cỏ kháng lại bệnh tật khá tốt nhưng vẫn mắc một số bệnh sau:
- Bệnh tụ huyết trùng: Bệnh do vi khuẩn gây nên, ngỗng bị bệnh có biểu hiện mệt mỏi , ủ rũ, cổ họng có tiếng khò khè. Điều trị bằng các thuốc đặc trị, tiêm kết hợp với thuốc uống.
- Bệnh không tiêu: Thường gặp ở ngỗng con dưới 1 tháng tuổi, ngỗng có triệu chứng mệt mỏi, tiêu chảy, phân lỏng màu vàng, trắng hoặc xanh. Khi thấy ngỗng có hiện tượng như trên bà con nên cho ngỗng uống nước gừng, tỏi hoặc lá hành, bổ xung biovit vào thức ăn cho ngỗng con.
- Bệnh cắn rỉa lông: Bệnh thường xuất hiện tại các đàn ngỗng chật chội, thiếu ánh sáng và nhiệt độ cao, bệnh cũng có thể do đàn ngỗng thiếu Protein nghiêm trọng.
- Bệnh dịch tả vịt lây sang ngỗng: Bệnh thường gặp ở những chuồng ngỗng nuôi gần với vịt, ngỗng có triệu chứng đau mắt và xưng đầu kèm theo tiêu chảy.
Các Lưu ý khi điều trị bệnh cho ngỗng
Để điều trị bệnh bà con chú ý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, dãn cách mật độ chuồng nuôi, cho ngỗng ăn đủ chất, bổ sung thêm canxi cho ngỗng. Tách riêng những con ngỗng bị bệnh, điều trị cho khỏi mới thả quay lại đàn.
Nên tách đàn ngỗng khỏi khu vực đàn vịt đã mắc bệnh, tiêm vacxin trực tiếp vào đàn ngỗng bệnh, con yếu sẽ chết, con khỏe sẽ khỏi. Thực hiện chôn sâu những con chết, rắc vôi bột và phun khử trùng vào hố chôn. Bổ sung vitamin B và C cho đàn ngỗng để tăng sức đề kháng, chống lạo bệnh tật.
Trên đây là Kỹ thuật nuôi ngỗng cỏ được chúng tôi thu thập từ các nguồn tài liệu và chủ yếu là kinh nghiệm thực tế của khách hàng dùng máy ấp trứng của công ty Máy ấp CNe. Kính chúc bà con chăn nuôi đạt hiệu quả cao!!!!