Kỹ thuật làm chuồng nuôi vịt đẻ

Vệ sinh chuồng nuôi vịt đẻ

Nội dung bài viết

Trước khi tiếp nhận đàn vịt 15 ngày, phải kết thúc công việc vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh bao gồm chà rửa sạch sẽ, khử trùng bằng vôi bột và phun thuốc sát trùng. Mục đích của việc vệ sinh sớm là để đảm bảo thời gian phơi chuồng. Phun sát trùng lần 2 trước ngày nhận vịt 3 ngày.

Công việc rửa chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi là cực kỳ quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Do đó, phải rửa sạch sẽ các tạp chất đặc biệt là các chất hữu cơ: Phân, trấu, thức ăn thừa, vv… và phải rửa bằng nước sạch (nước uống được). Nên nhớ, chuồng trại sạch sẽ, khô ráo thì công việc phun thuốc sát trùng mới có hiệu quả.

Trong quá trình nuôi, phải vệ sinh máng ăn, máng uống, khu vực uống nước sạch sẽ để giảm mùi hôi thối trong chuồng vịt, cũng như tránh phát sinh và lây lan một số bệnh truyền nhiễm như bệnh E.coli,bệnh Thương hàn, bệnh Tụ huyết trùng, bệnh Dịch tả vịt, vv…

Phun sát trùng định kỳ trong và ngoài chuồng nuôi mỗi tuần 1 lần trong quá trình nuôi.

Thiết kế chuồng nuôi

Trong chăn nuôi vịt đẻ cần chia làm 3 giai đoạn, úm vịt, vịt hậu bị và vịt đẻ, mỗi giai đoạn cần thiết kế các kiểu chuồng nuôi khác nhau:

Chuồng úm vịt

Chuồng úm vịt có thể tận dụng các ngăn chuồng lợn, chuồng gà cũ hoặc có thể sử dụng tre, gỗ, mái lá đê làm chuồng. Chuồng úm không nên quá rộng, chiều rộng 6m, dài 12m có thể úm từ 1500 đến 2000 con vịt.

Trong giai đoạn úm từ 5-8 ngày đầu phải dùng bạt che chắn gió lùa và bảo đảm nhiệt độ trong chuồng. Phân chia đều các bóng úm và thường xuyên điều chỉnh nhiệt độ để vịt không nằm chồng đống lên nhau gây chết vịt

Chuồng nuôi vịt hậu bị

Xây dựng theo kiểu chuồng mở. Tường cao 1m, bên trên sử dụng lưới B40, có cửa mở ra sân chơi thuận tiện cho việc lùa vịt. Diện tích 10-12m, mật độ thích hợp là 4-5con/m2.

Sân chơi và bể tắm: Sân chơi có diện tích ít nhất bằng diện tích chuồng, có độ dốc nước và dễ xịt rửa. Bể tắm cho vịt cần có lỗ thoát nước, hàng ngày thay nước để đảm bảo sạch sẽ, tránh nguồn lây bệnh

Chuồng nuôi vịt đẻ

Kiểu chuồng gần giống với chuồng vịt hậu bị nhưng rộng hơn, mật độ 3-4 con/m2. Ổ đẻ được xếp xung quanh vách chuồng, cần có của ngăng cách để ban ngày vịt không vào được khu vực đẻ, đảm bảo ổ đẻ phải sạch sẽ. Ổ đẻ được đóng bằng ván, kích thước 40cm x 40cmx40cm. Lót ổ đẻ bằng rơm, trấu hay cỏ khô. Thường xuyên kiểm tra ổ đẻ, tránh nước và động vật như rắn, chuột vào phá hoại trứng. Ổ đẻ của vịt cũng hay bị nhiễm nấm mốc và vi khuẩn như Salmonella, vi khuẩn sẽ nhiễm sang trứng và nhiễm sang vịt con mới nở. 

Đối với khu vực có nhiệt độ quá nóng cần thiết kế thêm hệ thống quạt gió và phun sương để đảm bảo sự thông thoáng không khí trong chuồng và tạo sự thoải mái cho vịt.

chuong nuoi vit de
Kỹ thuật làm chuồng nuôi vịt đẻ 2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay