Chào bà con! Nuôi vịt là một trong những mô hình kinh doanh phát triển tại nước ta. Nhưng không phải hộ chăn nuôi nào cũng có thể nắm vững được cách chăm sóc đàn vịt đúng cách. Để có một đàn vịt khỏe mạnh, phát triển tốt thì ngay từ đầu chăm sóc vịt con rất là quan trọng. Đặc biệt là vịt con mới nở, bắt đầu đưa vào nuôi thì sức đề kháng rất yếu, và dễ bị bệnh và chết. Vì vậy, bài viết sau đây Máy ấp trứng CNE xin chia sẻ cho bà con một số cách chăm sóc vịt con đúng cách để giúp bà con có một đàn vịt nhanh lớn, và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chuẩn bị chuồng nuôi
Nội dung bài viết
Đầu tiên bà con nên rửa chuồng và các thiết bị bằng nước sạch. Các bề mặt có chất bẩn bám lâu ngày có thể ngâm vài ngày trước khi rửa. Phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng 14 ngày trước khi bắt gà về úm.
Vịt con mới nở cần được sưởi ấm trong 24h để dần thích nghi với môi trường bên ngoài. Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, vịt con nên được ủ ẩm bằng bìa các tông hoặc hộp nhựa rồi lắp bóng đèn bên trong. Còn đối với các hộ chăn nuôi lớn nên xây chuồng úm để đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho việc úm vịt con.
Lưu ý: Bà con nên tách riêng chuồng nuôi vịt con tách riêng với vịt trưởng thành (nếu có). Phòng trường hợp vịt con yếu bị con vịt to mổ, gây thương tích và có thể bị chết.
Mật độ nuôi thích thợp dành cho vịt con: Tuần đầu 30 con/m2;2-4 tuần tuổi 10-20 con/m2; vịt trưởng thành 4-5 con/m2.
Những điều cần lưu ý về chuồng nuôi
Nhiệt độ
Tùy vào từng mùa mà bà con nên chỉnh nhiệt độ thích hợp cho vịt con. Mùa hè, thời gian sưởi ấm trong ngày sẽ ấm hơn, mùa đông sẽ kéo dài hơn và chú ý tăng nhiệt độ. Bảng nhiệt độ thích hợp để úm gà con:
Ngày tuổi | Nhiệt độ (oC) |
1-3 | 28-30 |
4 | 27 |
5 | 26 |
6 | 25 |
7 | 24 |
8 | 23 |
9 | 22 |
Từ ngày 10 trở đi | 18-22 |
Nhiệt độ chuồng nuôi được đo ở độ cao phía trên đầu vịt. Trung bình cứ 200W cho 75 vịt con và 140 vịt con cho 1m2 chụp sưởi. Những nơi không có điện cần sưởi ấm bằng đèn, nước nóng, bếp trấu, bếp than nhưng phải hạn chế khí CO2
Độ ẩm không khí
Độ ẩm thích hợp là 60-70%, vào những mùa mưa độ ẩm thường cao nên ủ ấm cho vịt bằng cách lót thêm chấu, rơm rạ để đảm đảm chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ để vịt con không bị nhiễm bệnh
Chế độ chiếu sáng
Thời gian chiếu sáng mỗi ngày
- Vịt con từ 1 – 2 tuần tuổi: chiếu sáng 24/24h để kích thích vịt con ăn nhiều hơn.
- Vịt con từ 3 – 4 tuần tuổi: yêu cầu chiếu sáng 16 – 18h là thời gian thích hợp để vịt con nghỉ ngơi, hoàn thiện hệ tiêu hóa
- Vịt con từ 4 tuần tuổi trở đi: Sử dụng ánh sáng tự nhiên.
Cường độ ánh sáng cũng cần thay đổi phù hợp với kích thước của cơ thể
- 1 – 10 ngày tuổi: yêu cầu cường độ 3W/m2 (tương đương bóng đèn 75W cho 25m2)
- 11 – 56 ngày tuổi: ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên, ban đêm chiếu 1 bóng đèn 75W cho 25m2
Cung cấp nước uống và dinh dưỡng cho vịt con
Cung cấp nước uống
Nhu cầu nước uống đối với vịt con rất quan trọng, cần đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch sẽ, không nhiễm bẩn. Nếu nước bị nhiếm bẩn sẽ làm cho vịt con rất dễ bị bệnh và ảnh hưởng tới cả đàn vịt.
Trong những ngày đầu bà con nên dùng máng chụp tự động cho bà con uống, để nước không tràn ra ngoài. Trung bình cứ 100 con vịt con dùng 1 máng chụp có kích thước đường kính 300mm, cao 300mm, hoặc dùng loại đường kính 250mm, cao 350mm.
Đối với vịt từ 28 – 56 ngày nên thay nước 2 – 3 lần trong ngày vào sáng sớm, đầu giờ chiều và buổi tối. Nhu cầu nước của vịt con như sau:
Ngày tuổi | Nhu cầu nước (ml/con/ngày đêm) |
1-7 | 120 |
8-14 | 250 |
15-21 | 350 |
22-56 | 450-500 |
Cung cấp dinh dưỡng
Giai đoạn 1-21 ngày tuổi
- Vịt con 1 ngày tuổi nên cho ăn bằng tấm, lúa hầm hoặc bắp xay nhuyễn đế
- Sang ngày thứ 3 khẩu phần ăn cho vịt phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để vịt sinh trưởng phát triển tốt, có thể sử dụng thức ăn đậm đặc phối trộn với thức ăn tự nhiên có sẵn ở địa phương, nhưng phải bảo đảm: Prôtêin thô: 20 – 22 %; năng lượng trao đổi: 2.800 – 2.900 kcal.
- Dưới đây là bảng tham khảo nhu cầu thức ăn hằng ngày cho vịt:
Giai đoạn 22 – 56 ngày tuổi
- Prôtêin thô : 19 – 20 %
- Năng lượng trao đổi : 2.800 – 2.900 Kcal
- Từ 22 – 56 ngày: lượng thức ăn 74g/con/ngày, yêu cầu về chất lượng thức ăn ngoài việc đảm bảo nguồn năng lượng và đạm trong khẩu phần cần chú ý không được sử dụng thức ăn mốc và ôi thối để tránh cho vịt nhiễm các độc tố, đặc biệt là độc tố Aflatoxin.
- Nguyên liệu làm thức ăn cho vịt là: Thóc, bột cá nhạt, đầu tôm, đỗ tương, khô dầu đỗ tương, Premix vitamin, Premix khoáng, cám gạo,cua, ốc,…
- Không nên sử dụng khô dầu lạc trong khẩu phần cho vịt, riêng ngô nên sử dụng ngô hạt không quá 20% trong khẩu phần ăn.
Đối với đàn vịt con do sức đề kháng kém không nên dùng khô dầu lạc, đây là nguyên liệu có nguy cơ nhiễm nấm mốc gây sản sinh độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm.
Hạt ngũ cốc từ cám, gạo là nguồn thức ăn an toàn nhất cho vịt con. Hạt chế cho vịt con ăn nhiều ngô, vì trong ngô cũng có nguy cơ nhiễm nấm mốc gây sản sinh độc tố aflatoxin cao.
Bà con nên giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để gà con tránh nhiễm bệnh
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho vịt con đúng lịch