Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gia cầm

cho ga me ap trung

Ảnh hưởng của giống, dòng

Nội dung bài viết

Giống, dòng ảnh hưởng trực tiếp đên sản lượng trứng. Hiện nay có các giống gà cho sản lượng trứng cao như:

Giống gà lông nâu: Giống gà nuôi hoàn toàn bằng công nghiệp, trứng có vỏ màu nâu. Để nuôi được giống gà này cần đầu tư chuồng, trại và trang thiết bị đúng tiêu chuẩn. Năng xuất trứng đạt 280-290 quả/năm .

Giống gà lai AG1 hoặc HA do viện khoa học nông nghiệp sản xuất. Loại gà này có thể nuôi chuồng hở, tốn ít chi phí đầu tư hơn. Vỏ trứng có màu trắng hồng giống với trứng gà ta, chất lượng trứng thơm ngon hơn, bán đắt hơn gà lông nâu. Năng xuất trứng của giống gà này chỉ đạt 230-235 quả/ năm

Giống gà ta: Là giống gà địa phương được bà con nuôi thả vườn với quy mô nhỏ. Với giống gà này cho tỷ lệ đẻ và năng xuất trứng không cao, thời gian nghỉ đẻ dài vì gà vẫn còn thói quen ấp trứng và nuôi con. Trứng của giống gà này có tỷ lệ lòng đỏ nhiều hơn và đặc biệt thơm ngon nên giá cao hơn hẳn so với những giống gà còn lại

Ảnh hưởng tuổi

Ở gà sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình cứ năm thứ 2 giảm từ 15-20% so với năm thứ nhất. Loại bỏ gà mái đẻ khi đạt trên 3 tuổi.

Ở vịt thì tăng dần, năm thứ 2 tăng 9-15% so với năm thứ nhất nhưng năm thứ 3 lại giảm giần.

Ảnh hưởng của sự thay lông

Sự thay lông là quá trình sinh học tự nhiên của gà, gà thường thay lông và mùa thu và gà thường đẻ giảm khi quá trình thay lông bắt đầu.

  • Ảnh hưởng của bệnh tật: Khi gà bị bệnh sẽ giảm khả năng đẻ trứng
  • Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến sản lượng trứng.

Khi gà bắt đầu đẻ trứng cần nhu cầu protein và lipit cao hơn để tạo noãn hoàng và lòng trắng, cần canxi và photpho để tạo vỏ trứng.

Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm

Nhiệt độ cho gà đẻ trứng thích hợp là từ 14-22 độ C, nếu nhiệt độ quá thấp thì gà phải huy động năng lượng để chống rét, tiêu tốn năng lượng và thức ăn. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu thụ thức ăn, lượng thức ăn ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và như vậy lượng trứng sẽ giảm.

          Khi độ ẩm quá cao làm cho chất độn chuồng bị ướt sẽ tạo thành một lớp hơi nước bao phủ không gian của chuồng nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sự hô hấp của gia cầm ảnh hưởng tới năng xuất trứng và tiêu tón thức ăn. Độ ẩm quá thấp khiến gia cầm rỉa lông và mổ nhau ảnh hưởng đến sự hao hụt và khả năng sản xuất trứng.

Xem thêm: https://mayapcne.com/cac-giong-ga-de-nuoi/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay